5/5 - (1 bình chọn)

Mít là loại trái cây thơm ngon, tuy nhiên đa phần mẹ bầu thường lo ngại việc ăn mít gây tiểu đường thai kỳ, nặng bụng, khó tiêu, ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Cùng Ganola Mum lý giải vấn đề mẹ bầu ăn mít được không? Những lợi ích, tác hại cụ thể để các chị em mang thai xây dựng được chế độ dinh dưỡng hợp lý trong suốt thai kỳ nhé!

Giá trị dinh dưỡng có trong mít

Mít được đánh giá là trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Cụ thể trong 100g mít chứa:

  • Calories: 95 kcal
  • Protein: 1.72 g
  • Chất béo: 0.64 g
  • Chất xơ: 1.5 g
  • Folic acid: 24 mcg
  • Vitamin E: 0.34 mg
  • Thiamin (B1): 0.105 mg
  • Vitamin A: 110 IU
  • Niacin (B3): 0.920 mg
  • Riboflavin (B2): 0.055 mg
  • Pyridoxine (B6): 0.329 mg
  • Calcium: 24 mg
  • Carbohydrates: 23.25 g
  • Magnesium: 29 mg
  • Kẽm: 0.13 mg
  • Sắt: 0.23 mg
  • Phospho: 21 mg. 
Giá trị dinh dưỡng có trong mít

Mẹ bầu ăn mít được không?

Theo quan niệm dân gian việc mẹ bầu ăn mít sẽ gây nóng trong, nặng bụng, chán ăn, mệt mỏi, tiểu đường thai kỳ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mít chứa nhiều vitamin, khoáng chất, protein, chất xơ, chất chống oxy hóa… rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Vì thế mẹ bầu có thể ăn mít trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, chỉ cần chú ý ăn vừa phải với lượng vừa đủ sẽ rất tốt cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, loại quả này có hàm lượng đường cao, vì thế với mẹ bầu bị tiểu đường, béo phì không nên ăn mít.

Lượng mít tiêu thụ đảm bảo tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Phụ nữ mang thai chỉ nên tiêu thụ lượng mít từ 80 – 100g mỗi ngày. Việc cơ thể dung nạp quá nhiều mít có thể gây ra tác dụng phụ, gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và bé.

Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý tuyệt đối không ăn mít khi đang đói hay ăn mít vào buổi tối. Bởi điều này sẽ làm tăng lượng đường đột ngột, dễ gây khó tiêu, đầy bụng. 

Thời điểm tốt nhất để ăn mít là ban ngày, sau khi ăn cơm từ 1-2 giờ để đảm bảo an toàn và mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Lợi ích khi mẹ bầu ăn mít

Tăng cường miễn dịch

Mít cung cấp  nguồn vitamin A, B và C dồi dào, đây là những vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch cho chị em khi mang thai. Việc ăn mít với lượng vừa đủ có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng thông thường.

Ăn mít vừa đủ giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch

Điều hòa nội tiết 

Trong thời gian mang bầu cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi do bị rối loạn nội tiết, chán ăn, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, căng thẳng,… Mít có chứa hàm lượng vitamin B, sắt, kẽm dồi dào, cho nên ăn mít là phương pháp hiệu quả để điều hòa nội tiết, cân bằng, kiểm soát hormone trong cơ thể.

Từ đó mà sức khỏe tinh thần được cải thiện, giải tỏa lo âu, mẹ bầu luôn vui vẻ, thoải mái để hành trình mang thai nhẹ nhàng hơn.

Ngăn ngừa táo bón

Táo bón thai kỳ là tình trạng khá phổ biến, ăn mít giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Bởi loại quả này có chứa hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời làm giảm tình trạng táo bón để mẹ bầu có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Cung cấp năng lượng tức thì

Mít có chứa lượng lớn đường tự nhiên là fructose và sucrose, giúp tăng năng lượng cho mẹ bầu khi mệt mỏi do ốm nghén. Đặc biệt với những bà bầu thèm ngọt thì mít có tác dụng thỏa mãn cơn thèm để các mẹ vui về và thúc đẩy cảm giác tích cực.

Đường tự nhiên trong mít giúp cung cấp năng lượng cho mẹ bầu

Ổn định huyết áp

Mít chứa hàm lượng kali dồi dào, đây là nhân tố quan trọng trong việc cân bằng huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe hiệu quả. 

Ngăn ngừa thiếu máu

khi mang bầu chị em thường hay gặp tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Đây là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề như đau đầu, chóng mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như sảy thai, huyết áp, tiền sản giật,…

Mít với hàm lượng folate và sắt cao có vai trò ngăn ngừa vấn đề thiếu máu khi mang thai. 

Giúp thai nhi phát triển tốt

Với lượng vitamin A, canxi, Beta-carotene và kem dồi dào, ăn mít đặc biệt có lợi cho bé, giúp thai nhi phát triển tốt và khỏe mạnh. 

Dưỡng chất trong mít giúp thai nhi phát triển tốt

Tác hại nếu mẹ bầu khi ăn mít sai cách

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, nhưng nếu mẹ bầu ăn mít không quá nhiều có thể gây ra những tác hại như:

  • Gây đầy bụng, khó tiêu, làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
  • Có thể gây ra tình trạng đông máu, từ đó gây ra những biến chứng nguy hiểm như thai nhi không phát triển, thai bị chết lưu,… 
  • Làm tăng lượng đường trong máu, từ đó dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Các đối tượng mẹ bầu không nên ăn mít

Mít là hoa quả rất tốt đối với mẹ bầu, tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa cho biết loại trái cây này không phù hợp với các đối tượng mẹ bầu sau:

  • Mẹ bầu bị rối loạn đông máu
  • Mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ, béo phì, huyết áp thấp
  • Mẹ bầu có cơ địa nóng, thường hay mọc mụn
  • Bà bầu bị suy thận mãn tính
  • Bà bầu bị gan nhiễm mỡ
  • Với những mẹ bầu sức khỏe yếu, suy nhược cũng không nên ăn mít.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn mít

Để giúp mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong suốt quá trình mang thai. Sữa bầu chính là một trong những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho phụ nữ mang thai.

Ganola Mum với dinh dưỡng từ 9 loại hạt vàng chứa nhiều axit béo omega-3, protein, chất xơ, vitamin, cùng các khoáng chất thiết yếu luôn là sự lựa chọn hàng đầu được các mẹ bầu tin dùng hiện nay.

Bổ sung Ganola Mum vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày sẽ đảm bảo dưỡng chất, tăng cường đề kháng cho cả mẹ và thai nhi.

Thức uống dinh dưỡng từ hạt Ganola Mum – Dưỡng chất toàn diện cho thai kỳ của mẹ

>>> Xem thêm:

Kết luận

Qua đây chúng ta đã hiểu rõ được mẹ bầu ăn mít được không, cũng như lợi ích tuyệt vời của mít khi mang thai. Mặc dù tốt nhưng mẹ bầu cũng cần chú ý bổ sung với lượng vừa phải để tránh gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, cùng nhiều tác động tiêu cực khác. Ganola Mum chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, hạnh phúc!