Măng là một loại thực phẩm quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Đặc biệt khi dịp Tết đến xuân về không thể thiếu măng trong mâm cỗ đón Tết. Bởi vậy thắc mắc mẹ bầu ăn măng được không là dễ hiểu. Vậy cụ thể mẹ bầu có ăn măng được không và thực hư chuyện ăn măng gây hại cho thai nhi có đúng không sẽ được giải đáp trong bài viết hôm nay! Chống chỉ định nếu bạn đang trong cơn đói, vì cuối bài sẽ có gợi ý những món ăn vô cùng hấp dẫn!
Nội dung
ToggleThành phần dinh dưỡng có trong măng
Thành phần chính
Măng vẫn được biết là loại thực phẩm ít Calo nhưng ngoài ra măng còn có nhiều đặc điểm thú vị hơn như thế xét về dinh dưỡng học. Trong măng tự nhiên chứa nhiều nước, chiếm tới 90% khối lượng. Ngoài ra, măng còn chứa các chất dinh dưỡng khác như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ và vitamin, khoáng chất. Một số thành phần dinh dưỡng nổi bật có trong măng bao gồm:
- Chất xơ: Măng có hàm lượng chất xơ cao, gấp 2-3 lần so với các loại rau thông thường. Chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón.
- Vitamin: Măng chứa nhiều loại vitamin như A, C, E, K cùng các nhóm vitamin B. Chúng rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Khoáng chất: Kali, canxi, phốt pho, sắt, kẽm, đồng… là những khoáng chất quan trọng có trong măng.
Công dụng dinh dưỡng
Với thành phần trên, khi mang thai ăn măng sẽ giúp bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu:
- Vitamin C: Tăng cường sức đề kháng, giúp phòng chống bệnh tật, giúp bảo vệ cơ thể mẹ bầu khỏi các tác nhân gây bệnh.
- Sắt: Ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ bầu.
- Canxi và phốt pho: Hỗ trợ phát triển xương chắc khỏe. Canxi và phốt pho là hai khoáng chất chính trong xương, giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương. Thiếu hụt canxi và phốt pho có thể dẫn đến tình trạng còi xương ở trẻ sơ sinh và loãng xương ở mẹ bầu.
- Chất xơ: Giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, có tác dụng nhuận tràng
- Các khoáng chất khác: Thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Trong măng có chứa nhiều khoáng chất khác như kali, magie, kẽm, đồng, mangan… Các khoáng chất này tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất khác nhau trong cơ thể, giúp duy trì sức khỏe tổng thể cho mẹ bầu và thai nhi.
Như vậy, với hàm lượng dưỡng chất đa dạng, việc bà bầu ăn măng mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé.
Những lợi ích khi mẹ bầu ăn măng
Tăng cường hệ miễn dịch
Măng có chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, rất tốt để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ăn măng sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch của mẹ bầu, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng thường gặp trong thai kỳ.
Ngăn ngừa thiếu máu
Do có chứa nhiều sắt, măng được xem là một “thực phẩm chống thiếu máu” hiệu quả dành cho phụ nữ mang thai. Việc bổ sung sắt từ măng sẽ vòng tránh tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở bà bầu.
Ngừa táo bón
Nhờ hàm lượng chất xơ cao, măng có tác dụng nhuận tràng tốt. Ăn măng sẽ giúp phòng ngừa tình trạng táo bón thường gặp ở bà bầu, đồng thời cải thiện quá trình tiêu hóa.
Tốt cho xương
Canxi và phốt pho trong măng rất cần thiết để giúp xương chắc khỏe. Vì vậy, bà bầu ăn măng sẽ hỗ trợ cung cấp khoáng chất quan trọng này, góp phần phòng tránh các bệnh lý về xương như loãng xương.
Ngoài ra, măng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác cũng mang lại lợi ích to lớn cho thai kỳ.
Mẹ bầu ăn măng có được không? Thực hư chuyện măng gây hại thai nhi
Có rất nhiều quan niệm cho rằng mẹ bầu ăn măng sẽ gây hại cho con, dễ gây ngộ độc thậm chí khiến thai nhi bị dị tật. Tuy nhiên, đây chỉ là những quan niệm không có cơ sở khoa học, chưa có minh chứng hay nghiên cứu cụ thể. Phần lớn quan niệm này đến từ mối lo ngại với các loại măng không đảm bảo, bị mốc trong quá trình bảo quản hoặc sơ chế không đúng cách.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn măng được chế biến sạch sẽ, đảm bảo. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý không nên ăn quá nhiều măng trong một lần để tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra mẹ bầu cũng cần lựa chọn những loại măng tươi ngon, không sử dụng các loại măng đóng hộp để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tóm lại, câu trả lời cho việc mẹ bầu ăn măng được không là hoàn toàn CÓ THỂ.
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi ăn măng
Tuy việc mẹ bầu có nhiều lợi ích cho cả mẹ và con nhưng để tránh những rủi ro hãn hữu không đáng có, mẹ nên lưu ý những điểm sau để ăn măng an toàn:
Ưu tiên chọn măng tươi sạch, đảm bảo an toàn
Luôn ưu tiên những loại măng tươi, không bị dập nát, hư hỏng. Tránh mua những măng đóng hộp để hạn chế các chất bảo quản có hại. Đối với măng tươi, nên mua loại có mùi thơm, vỏ măng trơn, không có đốm. Không nên mua loại măng đã được sơ chế có màu trắng hoặc vàng vì rất có thể loại măng này đã được tẩm hóa chất.
Đối với măng khô, mẹ cũng nên mua tại có cơ sở, sửa hàng uy tín, kiểm tra độ mới của sản phẩm. Kiểm tra chắc chắn măng không bị ốc, ẩm, có hiện tượng màu sắc lạ hay đốm lạ.
Ngâm măng kỹ trước khi chế biến
Với măng khô bắt buộc phải ngâm trước với nước ấm để loại bỏ tạp chất và giúp măng nở đều. Mẹ nên ngâm măng trong nước ít nhất 30 phút trước khi nấu để loại bỏ bớt chất đắng giảm thiểu độc tố (nếu có)
Ăn từ từ với lượng nhỏ
Đối với những bà bầu lần đầu ăn măng, hãy bắt đầu với một lượng nhỏ để quan sát phản ứng. Có thể tăng dần lượng măng nếu cơ thể không có biểu hiện bất thường.
Hạn chế măng chua
Mẹ bầu nên hạn chế các món măng chua vì chúng thường được ủ lâu, dễ sinh độc tố nếu không đm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mẹ bầu trong 3 tháng đầu không nên ăn măng
Sở dĩ giai đoạn này mẹ bầu không nên ăn măng gì cơ thể và vị giác của mẹ sẽ cực kỳ nhạy cảm, kể cả một thay đổi nhỏ hoặc thực phẩm lạ cũng khiến cơ thể phản ứng. Đây cũng là giai đoạn thai nhi hình thành các bộ phận quan trọng nhất do đó nên hạn chế rủi ro ở mức tối thiểu. Sau tam cá nguyệt thứ nhất mẹ có thể thoải mái hơn một chút trong chế độ ăn của mình.
Như vậy, nếu biết cách chọn loại và chế biến măng đúng cách, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn măng mà không lo lắng về vấn đề an toàn. Măng thậm chí còn rất tốt cho cả mẹ và bé.
Hướng dẫn cách chọn măng và chế biến măng an toàn cho bà bầu
Cách chọn măng
- Chọn những cây măng tươi, còn nguyên vỏ, không bị dập nát
- Măng có màu xanh tươi, không bị khô héo, úa vàng
- Ngửi mùi vị để đánh giá tươi ngon, không có mùi lạ hoặc mùi hôi
Cách làm sạch và chế biến măng
- Rửa sạch măng dưới vòi nước, cắt bỏ rễ và vỏ xơ
- Cho măng ngâm trong nước lạnh 30 phút rồi vớt ra để ráo
- Đun sôi nước, cho măng vào luộc chín
- Sau khi chín, vớt măng ra để ráo nước và thái nhỏ
- Tiếp đó, có thể chế biến măng theo nhiều cách khác nhau như xào, nấu canh, nấu lẩu…
Gợi ý một số món ăn ngon từ măng
Chân giò hầm măng
- Chân giò rửa sạch, chặt khúc vừa ăn
- Măng luộc chín, thái nhỏ
- Thêm gừng, hành khô, đường, hạt nêm nấu cùng chân giò cho thấm vị
Sườn hầm măng
- Sườn non rửa sạch, chặt khúc
- Măng đã chuẩn bị sẵn
- Cho tất cả vào nồi hầm với nước dừa tươi, nêm gia vị vừa ăn
Măng xào thịt bò
- Thịt bò thái mỏng, ướp cùng ít hạt nêm, tiêu, đường
- Măng luộc chín, thái nhỏ
- Cho dầu, tỏi, ớt vào chảo đảo nóng giòn rồi cho thịt bò và măng vào xào chín
Canh măng mọc
- Măng tươi rửa sạch, cắt bỏ vỏ xơ và rễ
- Cho vào nồi với xương ống, thịt nạc và nước dùng hầm xương
- Đun nhỏ lửa cho măng hầm chín và nấu với nước dùng thơm ngậy
>>> Xem thêm:
- Bà bầu ăn bưởi có tốt không? Nên ăn bao nhiêu
- Mẹ bầu ăn gì để con mũi cao như sao Hàn Quốc
Kết luận
Như vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn măng vì măng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, bà bầu cũng cần lưu ý một số điều khi ăn măng để đảm bảo an toàn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ bầu yên tâm hơn khi sử dụng măng trong thực đơn hàng ngày!
Ngoài “Mẹ bầu ăn măng có được không” nếu mẹ có thắc mắc gì về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ thì đừng bỏ lỡ loạt bài viết của Ganola Mum nhé!