5/5 - (1 bình chọn)

Khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là phương pháp vệ sinh cuống rốn tránh tình trạng nhiễm trùng rất quan trọng. Nếu không vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh theo đúng quy trình sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé yêu. Vậy khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh cần chú ý những điều gì? Cha mẹ hãy tham khảo bài viết sau đây của Ganola Mum để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khi chăm sóc thiên thần nhỏ. 

Vì sao cần vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách?

Trong thời kỳ ẩn mình bên trong bụng mẹ, dây rốn trở thành con đường tối ưu, chuyển giao oxy và dinh dưỡng từ người mẹ sang thai nhi. Nhưng khi thiên thần nhỏ chào đời, khả năng tự thở, bú, tiểu tiện đã khiến cho dây rốn không còn vai trò thiết yếu. 

Phương án tối ưu là kẹp và cắt bỏ dây rốn chỉ sau 1-3 phút kể từ lúc bé chào đời. Phần còn lại của dây rốn gọi là cuống rốn trở thành yếu tố quan trọng cần được chăm sóc cẩn thận. 

vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Phụ huynh cần có kỹ năng vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách

Cuống rốn như một vết thương hở liên kết với những bộ phận quan trọng bên trong cơ thể của trẻ sơ sinh. Khi cuống rốn bị nhiễm trùng sẽ nhanh chóng trở thành nguy cơ đe dọa đến tính mạng đứa bé, với tỷ lệ tử vong lên đến 40-80%. Phụ huynh cần biết cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh an toàn, để bé được phát triển khỏe mạnh. 

Cách cha mẹ chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh theo từng bước

Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh cha mẹ cần có kỹ năng tỉ mỉ, chu đáo. Để quá trình vệ sinh rốn được diễn ra chính xác theo đúng quy trình, Ganola Mum hướng dẫn các bước như sau:

Hướng dẫn chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh chưa rụng

Cách chăm sóc rốn khi chưa rụng, ba mẹ cần chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết như cồn vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh, gạc vô trùng và bông gòn vô trùng. Đảm bảo những vật dụng này được mua từ các hiệu thuốc uy tín, an toàn. 

Cha mẹ nên rửa tay sạch và sát khuẩn bằng cồn 70 độ trước khi thực hiện bất kỳ động tác nào. Nhẹ nhàng lộ vùng rốn của con và quan sát xem có bất thường nào không, như mùi hôi, sưng tấy, chảy dịch, chảy máu, phù nề. Sử dụng bông gòn vô trùng thấm cồn vệ sinh rốn nhẹ nhàng lau ngược từ phía chân rốn lên cuống rốn. 

Dùng miếng bông gòn khác lau vòng quanh rốn ở chỗ tiếp xúc với da bụng và rộng ra xung quanh rốn. Thực hiện những động tác này một cách nhẹ nhàng và cẩn thận, bởi vì rốn là một khu vực nhạy cảm của trẻ sơ sinh. 

vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Dùng cồn rửa rốn trẻ sơ sinh khi chưa rụng

Rửa rốn cho trẻ sơ sinh khi đã rụng

Nhu cầu rửa rốn cho trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục cho đến giai đoạn cuống rốn tự rụng. Dù mạch máu đã đóng kín, nhưng phải duy trì vệ sinh giúp rốn khô hẳn cho bé thoải mái. Cha mẹ vẫn duy trì từng bước vệ sinh cuống rốn như ban đầu, để rốn luôn được giữ sạch sẽ và khô thoáng, giúp con phát triển mạnh khỏe. 

Khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cần chú ý những gì?

Sau đây Ganola Mum đưa ra những chú ý khi cha mẹ vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh:

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh luôn khô

Để bảo vệ bé khỏi nguy cơ nhiễm trùng, cách vệ sinh cuống rốn luôn khô và sạch là hết sức quan trọng. Mẹ có thể sử dụng cồn 70 độ lau sạch rốn và vùng xung quanh, sau đó lau khô sạch sẽ, che phủ bằng gạc mỏng vô trùng hoặc cho hở rốn. 

Trường hợp rốn có dấu hiệu như rỉ mủ, rớm ít máu, có mùi hôi. Mẹ nên sử dụng oxy già làm sạch 3 lần mỗi ngày, duy trì rốn của bé luôn trong tình trạng sạch sẽ, khô thoáng. 

vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh luôn khô để bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng

Thời gian rốn tiếp xúc nước không được lâu

Nếu vùng rốn tiếp xúc với nước quá lâu, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập, làm trễ quá trình lành của vết thương. Sau khi tắm cho bé, mẹ cần lau khô cơ thể kỹ lưỡng, đặc biệt là vùng rốn đảm bảo không còn ẩm ướt.

Chọn quần áo thoải mái

Quần áo trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục vùng rốn. Chọn những bộ quần áo thoải mái, không ôm sát, giúp tránh xa khỏi rủi ro xây xát vết thương, giúp trẻ có cảm giác dễ chịu khi cử động. 

Khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh, phần da rốn mới rụng cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt. Cha mẹ chọn lựa thông minh về trang phục sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi cho bé yêu.

Chú ý khi thay tã

Khi thay tã cho bé, mẹ cần đặc biệt cẩn thận tránh tình trạng tã chà sát vào vùng da rốn, dễ gây tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm bẩn từ nước tiểu và phân. Mẹ có thể áp dụng các biện pháp như: Gập phần trước của tã xuống thấp dưới rốn, nới lỏng phần eo, ắt một lỗ nhỏ ở vùng rốn nhằm giảm áp lực. 

vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cần chú ý khi thay tã

Không tự ý bôi gì lên rốn trẻ sơ sinh 

Khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh, tuyệt đối không nên tự ý bôi bất kỳ chất gì lên vùng rốn của bé mà không có sự chỉ định từ bác sĩ. Vùng da rốn sau khi rụng trở nên mỏng manh, dễ bị viêm nhiễm. Việc sử dụng các loại thuốc hay phương pháp dân gian mà không được tư vấn y tế, có thể gây hậu quả không mong muốn.

Không băng rốn chật

Cha mẹ không nên băng rốn quá chặt, một quan niệm sai lầm mà nhiều người mẹ phổ biến. Sự chật chội này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ viêm sưng và nhiễm trùng. Cha mẹ nên sử dụng băng gạc mỏng che phủ rốn hoặc hở rốn tiếp xúc với không khí, giúp vết thương nhanh lành hơn.

Khi có dấu hiệu nhiễm trùng cần đưa bé đi khám ngay lập tức

Quan sát kỹ và đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu nhiễm trùng trên rốn. Việc này đảm bảo mọi vấn đề sức khỏe sẽ được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh tình trạng tồn đọng ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của bé yêu.

Thức uống dinh dưỡng từ hạt Ganola Mum cung cấp dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện của thai nhi. Giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh có thể xuất hiện. Ganola Mum còn tăng thêm ý nghĩa cho hành trình mang thai, khi kiểm soát cân nặng trong thai kỳ. Với hương vị thơm ngon, ít béo, ít ngọt, Ganola Mum mang lại trải nghiệm dinh dưỡng tuyệt vời.

vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Thức uống dinh dưỡng từ hạt Ganola Mum đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho mẹ

>> Xem thêm:

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết về những phương pháp vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn nhất. Cha mẹ cần thực hiện quy trình làm sạch rốn một cách cẩn thận, giữ cho da luôn khô sạch. Tránh chà sát mạnh để hỗ trợ quá trình lành vết thương, ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm.