Vào những tháng cuối của thai kỳ, bất cứ cử động nào của thai nhi cũng đều khiến mẹ quan tâm. Vậy bầu 7 tháng em bé đạp nhiều có sao không? Theo thực tế, tình trạng thai nhi đạp nhiều vào những tháng cuối là hiện tượng xảy ra ở hầu hết các bà bầu. Cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và câu trả lời trong bài viết này dưới đây.
Nội dung
ToggleKhi nào thai nhi bắt đầu biết cử động?
Hiện tượng thai nhi đạp hay còn gọi là thai máy được diễn ra bắt đầu từ tuần thứ 7 đến hết thai kỳ. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu đạp vì thai còn quá nhỏ và tử cung của mẹ cũng chưa lớn nên các mẹ bầu không thể nhận biết được con đang cử động. Bắt đầu từ tuần thứ 15 – 16 của thai kỳ đặc biệt là sau tuần thứ 20, con sẽ cử động rõ ràng hơn và lúc này mẹ bầu đã có thể nhận biết được con đang cựa quậy.
Đến giai đoạn cuối của thai kỳ, đặc biệt là từ tuần 30 – 38, thai nhi sẽ có cử động giống như nhịp gõ vào thành bụng của mẹ. Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm nhận được thai nhi đang đạp một cách rõ ràng nhất. Bầu 33 tuần thai đạp nhiều là hiện tượng hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải.
Nguyên nhân vì sao em bé đạp nhiều vào tháng thứ 7 thai kỳ
Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi mà tần suất em bé đạp trong bụng mẹ ở mỗi người là khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố làm ảnh hưởng đến cử động của thai nhi như:
Vị trí nhau thai
Vị trí của nhau thai cũng quyết định xem việc cử động của con mẹ có nhận biết được hay không. Trong trường hợp, nhau thai nằm ở phía trước của tử cung như chiếc gối úp sẽ khiến mẹ khó cảm nhận được cử động của con. Đến bầu 33 tuần thai đạp nhiều nhưng quá nhẹ, mẹ sẽ không nhận biết được.
Cân nặng của mẹ
Trong quá trình thai kỳ, đặc biệt là những tháng cuối nếu mẹ có hiện tượng thừa cân, béo phì cũng khó cảm nhận được thai máy do có lớp mỡ bụng dày cản trở. Mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng của mình trong khi mang thai để vừa tốt cho sức khỏe vừa có thể theo dõi được các cử động của con.
Tính cách của bé
Tính cách của bé cũng ảnh hưởng đến việc con đạp ít hay nhiều. Với những bé có tính cách điềm tĩnh, nhẹ nhàng bé sẽ có xu hướng đạp ít hơn hoặc những cử động của bé rất nhẹ. Ngược lại, bé có tính cách năng động, hoạt bát sẽ thường đạp rất nhiều và mạnh, đôi khi bé cử động cả ngày.
Giai đoạn thai kỳ
Theo nghiên cứu, mẹ bầu sẽ có cảm nhận thai đạp rõ ràng nhất từ khoảng tuần 22 đến tuần 34. Đặc biệt, bầu 33 tuần thai đạp nhiều bởi vì đây là khoảng thời gian mà thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất. Còn ở những tháng đầu tiên, do thai nhi còn nhỏ, kích thước gần như chưa hoàn thiện cùng với không gian trong bụng mẹ đang nhỏ hẹp nên bé không thể cử động mạnh.
Khoảng thời gian trong ngày
Thai nhi đạp nhiều trong những tháng cuối thai kỳ nhưng không phải đạp liên tục cả ngày. Con sẽ có lúc trầm tĩnh và có khi năng động tùy vào những thời điểm trong ngày, sau khi mẹ ăn xong hoặc lúc mẹ đi ngủ là lúc con đạp mạnh nhất. Có nhiều trường hợp thai nhi đạp nhiều vào ban đêm khiến mẹ rất lo lắng về tình trạng sức khỏe của con. Tình trạng này xảy ra có 2 nguyên nhân chính dưới đây:
- Thứ nhất là khi vào ban đêm, mẹ nằm yên tĩnh nên có thể dễ dàng cảm nhận được các cử động của con. Thực tế là con cử động vào nhiều thời điểm trong ngày nhưng do mẹ hoạt động nên không thường xuyên để ý đến.
- Thứ hai, giấc ngủ của thai nhi trong bụng mẹ rất ngắn bất kể là ngày hay đêm. Một giấc ngủ của con kéo dài 40 phút, sau đó con sẽ tỉnh dậy và nghịch ngợm. Trong trường hợp con đạp mạnh khiến mẹ tỉnh giấc, hãy xoa bụng và dỗ dành con để con cùng mẹ lại chìm vào giấc ngủ.
Em bé đạp nhiều trong tháng thứ 7 thai kỳ có sao không?
Bầu 7 tháng em bé đạp nhiều có sao không? Tuy nhiên, mẹ bầu có thể yên tâm vì đây là một hiện tượng phổ biến và đa phần là không gây nguy hiểm đến con. Các tần suất thai máy phổ biến dưới đây để mẹ bầu có thể tham khảo:
- Thai nhi bình thường trong vòng 1 giờ sẽ cử động khoảng 4 lần. Mẹ có thể đếm được số lần thai máy bằng cách nằm yên lặng và đặt tay lên bụng để theo dõi.
- Nếu trong 1 giờ thai nhi có ít hơn 4 cử động, mẹ có thể kiểm tra lại sau 1 – 2 giờ. Có thể trong khoảng thời gian đó bé đang ngủ nên không đạp.
- Nếu bé có trên 4 lần thai máy trong 1 giờ thì bé hoàn toàn khỏe mạnh.
Những thời điểm em bé đạp nhiều hơn bình thường
Thông thường, từ tuần thứ 18 đến tuần 22 của thai kỳ mẹ đã có thể cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của con và bầu 33 tuần thai đạp nhiều hơn khiến mẹ cảm nhận được rõ hơn. Tuy nhiên, những mẹ mới mang thai lần đầu sẽ khó cảm nhận được cử động của thai hơn những mẹ đã trải qua một lần sinh trước.
Có nhiều khi con đang cuộn người, vung tay vung chân, nhào lộn và thực hiện các hoạt động kỳ lạ mẹ sẽ cảm nhận được những chuyển động như cánh bướm hay tiếng lụp bụp trong bụng mình. Những thời điểm con cử động nhiều nhất mà mẹ có thể nhận biết như:
- Khi mẹ mới ăn xong: Nguồn năng lượng mẹ nạp vào cơ thể sẽ được chuyển một phần sang con, lúc này con sẽ hoạt động mạnh hơn.
- Khi mẹ nghỉ ngơi vào buổi tối: Lúc này mẹ nằm thư giãn và yên tĩnh nên có thể cảm nhận được các cử động của con một cách rõ ràng nhất.
- Khi mẹ đang hồi hộp: Trạng thái này sẽ khiến cơ thể mẹ sinh ra Adrenalin cũng có tác động đến các hoạt động của con. Đặc biệt, bầu 33 tuần thai đạp nhiều nên mẹ có thể dễ dàng nhận ra cử động của con.
Trên đây là những thời điểm mẹ có thể nhận biết rõ nhất là con đang hoạt động. Thực chất khi ở trong bụng mẹ, con yêu không có thời gian sinh hoạt cố định. Chính vì vậy, mẹ sẽ luôn thấy có những ngày con hoạt động nhiều vào buổi tối nhưng lại có những ngày con hoạt động nhiều hơn vào ban ngày.
Ngoài ra, theo từng giai đoạn thì tần số hoạt động của thai nhi cũng sẽ thay đổi. Khi thai lớn dần, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ, con không còn nhiều khoảng trống để nhào lộn nữa nên mẹ sẽ ít thấy cử động của con hơn. Tuy nhiên, những cú đạp của con sẽ khỏe mạnh hơn, đôi khi phải khiến mẹ giật mình tỉnh giấc giữa đêm.
Biện pháp xử lý khi thai nhi đạp ít vào những tháng cuối
Với những phân tích ở trên, có lẽ các mẹ bầu đã trả lời được câu hỏi bầu 7 tháng em bé đạp nhiều có sao không? Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có trường hợp thai nhi ít đạp. Lúc này mẹ nên theo dõi phản ứng của con nhiều hơn để đi thăm khám kịp thời. Mẹ bầu có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây để tăng hoạt động của thai nhi:
- Mẹ bầu nên có một chế độ ăn điều độ và đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp nhiều năng lượng cho hoạt động của thai nhi.
- Khi đi ngủ, mẹ bầu nên theo dõi để biết được sở thích của con, con thích nằm nghiêng bên nào. Nhiều trường hợp con thích bên trái mà mẹ nằm nghiêng bên phải hoặc con thích bên phải mà mẹ nằm nghiêng bên trái sẽ khiến con đạp nhiều hơn. Mỗi em bé sẽ có sở thích khác nhau, vì vậy mẹ nên theo dõi và điều chỉnh để phù hợp với con.
- Dành thời gian đi bộ mỗi ngày ở những không gian sạch đẹp và thoáng đãng. Việc đi bộ sẽ giúp mẹ thư giãn và dễ theo dõi cử động của con hơn. Lúc này mẹ có thể dùng tay vuốt nhẹ bụng và nói chuyện với bé, bé sẽ đạp nhiều hơn.
- Vào những tháng cuối bé có thể cảm nhận được âm thanh của môi trường bên ngoài, vì vậy mẹ có thể nghe những bản nhạc nhẹ nhàng. Điều này không chỉ kích thích trí thông minh mà còn giúp bé cử động nhiều hơn.
Bầu 33 tuần thai đạp nhiều là hiện tượng bình thường và phổ biến của mẹ bầu trong những tháng cuối thai kỳ, vì vậy mẹ không cần phải quá lo lắng. Trong trường hợp mẹ cảm thấy bé không hoạt động nhiều hay đã quá ngày dự sinh mà bé đạp nhiều, liên tục thì mẹ nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra để có những xử lý kịp thời.
Thức uống dinh dưỡng từ hạt tốt cho mẹ bầu
Thức uống dinh dưỡng từ hạt Ganola Mum là sự kết hợp tuyệt vời giữa nguồn dinh dưỡng dồi dào và hương vị thơm ngon. Hiểu rõ nhu cầu của các mẹ bầu Việt Nam đó là vừa muốn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé lại vừa giữ được mức cân nặng hợp lý. Chính vì vậy, Ganola Mum đã nghiên cứu ra một loại thức uống được kết hợp từ 9 loại hạt “vàng” với thành phần dinh dưỡng tuyệt vời.
Hệ dưỡng chất Multi+ giúp hỗ trợ phát triển toàn diện cho thai nhi. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa đường Isomalt từ củ cải đường giúp mẹ kiểm soát cân nặng một cách tốt nhất, hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ và thừa cân sau sinh.Ganola Mum nguồn dinh dưỡng từ hạt giúp mẹ khỏe, con ngoan. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được sử dụng nguồn dinh dưỡng tuyệt vời này.
>> Xem thêm:
- Mẹ bầu cần bổ sung bao nhiêu sắt mỗi ngày khi mang thai?
- Mẹ bầu cần bổ sung bao nhiêu canxi mỗi ngày khi mang thai?
Trên đây là tất cả thông tin chúng tôi muốn chia sẻ để các mẹ bầu trả lời được câu hỏi bầu 7 tháng em bé đạp nhiều có sao không? Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp các mẹ giảm lo lắng và cùng con yêu trải qua thai kỳ khỏe mạnh.