Giai đoạn đầu trong quá trình thai kỳ rất quan trọng. Vì vậy việc mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì thực sự cần được quan tâm. Trong giai đoạn này hầu hết các bà mẹ sẽ xảy ra tình trạng ốm nghén, cơ thể thay đổi hormone và nội tiết tố, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy mẹ bầu cần một chế độ ăn uống khoa học để mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Nội dung
ToggleHàm lượng calo cần bổ sung cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu
Khi bắt đầu mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên mẹ bầu sẽ có nhu cầu ăn nhiều hơn để tăng lượng calo cho cơ thể, vậy mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để đủ calo? Mỗi ngày mẹ cần tăng thêm 50 calo tương đương 1 quả trứng, 50g thịt lợn hoặc nửa cốc sữa,…điều này đảm bảo cho cơ thể mẹ có đủ năng lượng để nuôi thai nhi.
Tùy theo trọng lượng hiện tại của mẹ bầu mà mỗi người sẽ có chỉ tiêu calo riêng. Tuy nhiên theo bác sĩ khuyến cáo, mức calo trung bình mỗi ngày mẹ bầu cần là 1800kcal đến 2350kcal. Tiêu chuẩn tăng cân cho mẹ bầu trong quá trình mang thai từ 9 – 12kg là hợp lý. Vậy nên thức ăn cho mẹ bầu 3 tháng đầu rất quan trọng.
Đối với bà mẹ bị gầy hoặc suy dinh dưỡng thì trong một ngày nên bổ sung nhiều năng lượng hơn, do đó năng nặng trong thời kỳ mang thai có thể tăng từ 12 – 15kg. Còn nếu mẹ bầu đang bị béo phì thì nên nạp ít calo trong một ngày hơn, vì vậy trong quá trình thai kỳ nên tăng từ 5 – 8kg là phù hợp.
Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 5 – 6 bữa để cơ thể hấp thu được tốt hơn. Tránh tình trạng ăn quá nhiều vào một bữa sẽ gây tình trạng khó tiêu. Bên cạnh đó, nên chọn những thức ăn cho mẹ bầu 3 tháng đầu vừa hợp khẩu vị lại chứa nhiều chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sức khỏe. Vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để tốt cho sức khoẻ của mẹ và bé?
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Những chất dinh dưỡng mẹ bầu nên bổ sung trong 3 tháng đầu thai kỳ
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Cần phải được lên chế độ hợp lý từng ngày, như vậy mẹ bầu sẽ không bị chênh lệch dinh dưỡng, đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Thực phẩm giàu axit folic
Theo nghiên cứu, mẹ bầu 3 tháng đầu bổ sung axit folic sẽ giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cho trẻ. Axit folic có nhiều trong các loại rau xanh như bông cải xanh, măng tây, cải bó xôi,… Các loại đậu như đậu xanh, đậu phộng, đậu đũa,… và các loại trái cây như chuối, đu đủ, bơ,…
Thực phẩm giàu sắt
Thức ăn cho mẹ bầu 3 tháng đầu không thể không kể đến thực phẩm giàu chất sắt. Đối với phụ nữ đang mang thai thương có nguy cơ bị thiếu máu, vì vậy bổ sung sắt là điều quan trọng mỗi ngày. Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên bổ sung 41.1 mg sắt/ngày. Các thực phẩm giàu sắt như các loại hạt, rau có màu xanh đậm, thịt đỏ, hải sản,…
Thực phẩm giàu DHA
DHA là một hoạt chất thiết yếu cho sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ của thai nhi. Ngoài ra DHA còn thúc đẩy chức năng cảm quan của võng mạc mắt, giảm thiểu khả năng sinh non, tăng lưu thông máu,… Hiện nay, DHA có nhiều cá béo như cá mòi, cá thu, cá trích, cá hồi,… Các loại hạt như hạt dinh dưỡng và các loại dầu thực vật.
Thực phẩm giàu protein
Protein (chất đạm) là thức ăn cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Vì vậy thức ăn cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu không thể thiếu protein. Theo nghiên cứu, bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung 1.13g protein / kg trọng lượng / ngày. Các loại thực phẩm chứa nhiều protein như đậu, sữa, trứng, cá, thịt, ức gà, yến mạch, hạnh nhân,…
Thực phẩm giàu vitamin D
Vào tuần cuối của tháng thức 3, khung xương của bé phát triển rất nhanh. Việc bổ sung đầy đủ vitamin D sẽ giúp trẻ phát triển nhanh về kích thước. Theo khuyến cáo thì lượng vitamin D mẹ bầu cần bổ sung mỗi ngày khoảng 20 mcg / ngày và suốt thai kỳ. Vitamin D có nhiều trong các loại cá béo như cá trích, cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá thu,… Các loại nấm như nấm đùi gà, nấm mỡ, nấm hương,… Ngoài ra vitamin D cũng có trong sữa, bơ, pho mát,…
Thức ăn cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để vừa tốt cho mẹ vừa đảm bảo được sự phát triển của trẻ? Dưới đây là những loại thực phẩm bác sĩ khuyên dùng cho mẹ bầu:
- Thịt: Tất cả các loại thịt đều cung cấp một lượng lớn protein và sắt cho cơ thể. Bổ sung thịt hằng ngày sẽ giúp cơ thể có năng lượng. Một số loại thịt hay xuất hiện trong bữa cơm gia đình như thịt lợn, thịt bò, thịt gà,…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa (phomai, sữa chua): Uống sữa hàng ngày giúp mẹ bầu cung cấp một lượng lớn protein và canxi, giúp hỗ trợ cấu trúc xương cho mẹ và bé. Bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên sử dụng sữa tươi, sữa chua ít đường hoặc không đường là tốt nhất.
- Đậu nành: Trong đậu nành chứa sắt, canxi, folate và protein. Ăn đậu nành rất tốt cho tim mạch của mẹ.
- Các loại rau màu xanh đậm như rau cải xoong, rau dền, rau ngót…cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể bao gồm vitamin K, vitamin E, vitamin C, vitamin A, sắt, folate, canxi và chất xơ.
- Trà gừng: Gừng hay trà gừng sẽ giúp giúp cơ thể chống buồn nôn. Nếu mẹ bị nôn mửa do ốm nghén có thể uống trà gừng sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Thức ăn không nên ăn cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì không nên ăn gì rất quan trọng. Việc mẹ không biết hoặc không hiểu rõ về các thực phẩm ăn vào cơ thể có thể sẽ làm tổn thương đến trẻ. Dưới đây là những loại thực phẩm mẹ không nên ăn trong 3 tháng đầu để tránh ảnh hưởng đến thai nhi:
- Các loại hải sản chứa thủy ngân: Cá kiếm, cá ngừ là những loại thường chứa thủy ngân. Mẹ bầu không nên ăn để tránh làm ảnh hưởng đến não bộ của con.
- Các loại thịt sống: Đồ sống, đặc biệt là thịt rất dễ bị nhiễm khuẩn và chứa nhiều giun sán. Vì vậy mẹ đang trong giai đoạn đầu của thai kỳ tuyệt đối không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con.
- Quả đu đủ còn sống: Trong quả đu đủ xanh có chửa mủ. Viêc ăn chất mủ này sẽ khiến co thắt tử cung, nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ và khó thở. Vì vậy mẹ bầu không nên ăn đu đủ xanh để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu nên ăn quả đu đủ đã chín đỏ, sẽ có rất nhiều vitamin, chất xơ, và khoáng chất tốt cho sự phát triển của bé.
- Quả thơm (dứa): Trong dứa có chứa bromelain, chất này làm mềm tử cung và gây ra tình trạng chuyển dạ sớm, mẹ bầu nên tránh ăn nhiều. Ngoài ra ăn dứa nhiều dẫn đến tình trạng dị ứng hay vấn đề về tiêu hóa.
- Các chất kích thích: Trong quá trình thai kỳ, mẹ bầu nên tránh các chất gây kích thích như rượu, bia, cafe và trà. Các chất này sẽ kích thích thần kinh gây hưng phấn, dẫn đến tình trạng mất ngủ cho bà bầu và rất dễ dẫn đến nguy cơ bị sảy thai.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Các đồ ăn sẵn như bánh mì, gà rán, bánh kẹo ngọt, đồ uống đóng chai chứa rất nhiều chất bảo quản, chất ngọt và muối. Ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng béo phì, tăng nguy cơ bị tiểu đường hoặc nghiêm trọng có thể bị ngộ độc.
- Các loại gan động vật: Trong gan động vật chứa rất nhiều cholesterol, chất này gây ra các bệnh về tim mạch và huyết áp. Nếu mẹ bầu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Bên cạnh việc tránh xa các loại thức ăn trên, một số loại rau củ mẹ bầu cũng không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ đó là: Rau ngót, rau ngải cứu, rau răm,… Đây là những loại rau gây co thắt tử cung và rất dễ dẫn đến tình trạng sẩy thai.
Một số lưu ý cần thiết cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Trong quá trình lên thực đơn thức ăn cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Ngoài những thực phẩm nên bổ sung, các mẹ cũng cần có một chế độ ăn uống hợp lý để cả mẹ và con đều khỏe mạnh. Dưới đây là một số lưu ý rất cần thiết cho bà bầu:
- Đầu tiên mẹ cần chia nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tốt nhất nên ăn từ 5 – 6 bữa/ngày. Việc mẹ ăn dồn quá nhiều thức ăn vào một bữa sẽ khiến dạ dày tiêu hóa không kịp, dẫn đến tình trạng khó tiêu và ợ chua. Hơn nữa, cơ thể cũng không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.
- Mẹ bầu nên ưu tiên ăn những loại thực phẩm mềm, lỏng sẽ giúp dạ dày dễ tiêu hóa như trái cây, các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc, bánh mì, canh hầm, súp, cháo,…
- Protein nên là thức ăn cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Bất kỳ hoạt động nào của mẹ cũng cần phải có năng lượng. Việc bổ sung đạm hàng ngày sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn và no lâu hơn. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn một trong những loại thực phẩm sau: các loại đậu, hạt, trứng, sữa, hải sản, cá, thịt,…
- Uống đủ nước là việc rất quan trọng đối với bà bầu. Việc thiếu nước sẽ khiến cho cơ thể uể oải, mệt mỏi. Theo khuyến cáo, khi mang thai các bà bầu cần uống 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể đủ nước.
- Mẹ bầu nên bổ sung vitamin tổng hợp thường xuyên. Mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Thế nhưng không phải ai cũng cũng đảm bảo được mình ăn đủ chất mỗi ngày. Chính vì thế, việc uống vitamin tổng hợp để bổ sung là cần thiết cho bà bầu.
Thức uống dinh dưỡng từ hạt Ganola Mum chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa thành phần dinh dưỡng tuyệt vời và hương vị thơm ngon. Được tạo thành từ 9 loại hạt vàng và hệ dưỡng chất Multi+, thức uống không chỉ ít ngọt, ít béo mà còn đầy đủ dưỡng chất giúp mẹ bầu có một sức khỏe tốt và nguồn năng lượng dồi dào.
Thức uống có chứa đường Isomalt từ củ cải đường, giúp mẹ giảm thiểu nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ và tăng cân mất kiểm soát. Mẹ bầu hãy bổ sung Ganola Mum ngay từ hôm nay để mẹ và con đều khỏe mạnh trong suốt quá trình thai kỳ nhé.
>> Xem thêm:
- Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu, nguyên nhân và cách điều trị
- Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ và những điều cần biết
Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Thông qua bài viết trên của Ganola Mum, có lẽ mẹ bầu cũng hiểu được phần nào những thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong giai đoạn đầu mang thai để giúp cả mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh. Mẹ bầu hãy lên cho mình một thực đơn dinh dưỡng thật tốt nhé.