Cơn đau đầu khi mang thai thường xuyên xuất hiện ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ, tạo nên trạng thái khó chịu cho bà bầu. Không chỉ làm mất đi sự thoải mái, mà còn tác động đáng kể đến cả sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết về chứng đau đầu khi mang thai cùng cách giảm đau hiệu quả. Hãy cùng Ganola Mum khám phá để tìm hiểu thêm về vấn đề mẹ bầu bị đau đầu này.
Nội dung
ToggleVì sao mẹ bầu bị đau đầu vào giữa và cuối thai kỳ?
Cơ thể phụ nữ mang thai trải qua nhiều biến đổi đặc biệt và nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bị đau đầu trong quá trình mang thai, cụ thể:
Biến đổi nồng độ hormone
Thay đổi độ hormone là nguyên nhân chính khiến nhiều bà bầu phải đối mặt với cảm giác đau đầu. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, đau đầu là dấu hiệu rõ ràng cho biến đổi cơ bản khi mang thai. Không ngạc nhiên khi hơn 80% mẹ bầu bị đau đầu. Với 58% trải nghiệm đau nửa đầu, thường kèm theo cảm giác buồn nôn hay nôn mửa.
Tăng cân đột ngột
Càng về giai đoạn cuối thai kỳ, nhiều bà bầu trải qua tình trạng tăng cân đột ngột do trọng lượng thai nhi tăng nhanh. Gây áp lực lớn lên quá trình lưu thông máu và hệ thống thần kinh, dẫn đến cảm giác đau đầu. Mối quan hệ giữa tình trạng mẹ bầu bị đau đầu, thiếu máu cũng được xác định tại bối cảnh này.
Thói quen ăn uống
Những thói quen không tốt như thiếu uống nước, ăn uống không đúng giờ, làm giảm đường huyết và tạo điều kiện cho cơn đau đầu khi mang thai. Thói quen thức khuya, sử dụng thức uống kích thích gây căng thẳng thần kinh, thiếu ngủ, đều là nguyên nhân tiềm ẩn của cơn đau đầu.
Môi trường sống
Nếu bà bầu sống gần khu vực tiếng ồn, tinh thần căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến cơn đau đầu không mong muốn. Mặc dù một số phụ nữ chỉ trải qua đau đầu mà không có triệu chứng khác. Nhưng cần lưu ý ở tuần thứ 24-26, có thể xuất hiện triệu chứng tiền sản giật liên quan đến cơn đau đầu. Trường hợp xuất hiện các triệu chứng bất thường cần gặp bác sĩ để được thăm khám đầy đủ giữ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu bị nhức đầu có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé không?
Những cơn đau đầu nhẹ khi mang thai chỉ là điều tạm thời và sẽ tự giảm đi nhanh chóng, đặc biệt khi bước qua tháng thứ 4 của thai kỳ hoặc sau sinh nở. Mẹ bầu không cần phải lo lắng quá mức về vấn đề này.
Nếu tình trạng đau đầu khi mang thai trở nên nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý mẹ bầu sẽ tác động không mong muốn đến sức khỏe thai nhi. Việc theo dõi, đánh giá cơn đau đầu giúp mẹ bầu nắm bắt cách điều trị hiệu quả, kịp thời chấm dứt cơn đau.
Trường hợp đau đầu khi mang thai trở nên dữ dội hay dấu hiệu của những vấn đề nguy hiểm như tiền sản giật, mẹ bầu cần quan tâm đặc biệt. Đối với phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 35, việc theo dõi sức khỏe thai kỳ trở nên quan trọng hơn. Khi mẹ bầu bị đau đầu, cần kiểm tra, theo dõi để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu khi bị đau đầu cần phải làm gì?
Khi bị đau đầu có những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả, mẹ bầu có thể thử áp dụng để giảm bớt tình trạng khó chịu:
Massage
Việc massage khu vực vai gáy và lưng cổ có thể giúp giảm đau đầu. Sử dụng dầu khuynh diệp trong quá trình massage tăng cường hiệu quả cho phương pháp này.
Chườm nóng/lạnh
Chườm nóng hoặc lạnh cũng là một giải pháp hữu ích. Chườm nóng giúp mạch máu được giãn nở, hỗ trợ lưu thông máu lên não, giảm đau. Tương tự chườm lạnh sẽ làm thu nhỏ mô cơ, làm giảm cơn đau, đặc biệt khi mạch máu mở rộng.
Uống đủ nước
Uống đủ nước mỗi ngày nhằm hỗ trợ lưu thông máu và cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể mẹ bầu. Nước là nguồn năng lượng cần thiết để duy trì cân bằng chất dinh dưỡng.
Sử dụng tinh dầu
Đối với những liệu pháp tự nhiên, tinh dầu lavender sử dụng để giảm cơn đau đầu. Hương thơm nhẹ nhàng từ tinh dầu có tác dụng ổn định tinh thần và giảm căng thẳng. Nhưng trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào, mẹ bầu nên thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Cách khắc phục những cơn đau đầu của mẹ bầu khi mang thai?
Để giảm tình trạng mẹ bầu hay bị đau đầu, có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả, giúp giảm thiểu vấn đề khó chịu này một cách tự nhiên:
Ăn uống đầy đủ
Cách hạn chế việc mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau đầu, cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn và thường xuyên ăn loại thực phẩm như hạt, bánh trái để tránh hạ đường huyết, một nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai.
Thực phẩm mẹ bầu nên tránh xa
Cần lưu ý đến việc loại bỏ những thực phẩm như sô-cô-la, xúc xích, rượu, cà phê khỏi chế độ ăn hàng ngày. Khi giảm liều lượng cà phê lâu dần sẽ giúp cơ thể thích nghi, không gây ra tác động đột ngột. Tránh tình trạng mẹ bầu bị đau đầu 3 tháng cuối.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Hạn chế thức khuya và giữ cho thời gian ngủ trưa ở mức vừa đủ để không tạo ra mệt mỏi cho buổi chiều. Môi trường yên tĩnh, thoải mái sẽ giúp giấc ngủ được đảm bảo tốt nhất.
Yếu tố môi trường
Môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đến tình trạng mẹ bầu đau đầu. Tránh nơi có không khí ô nhiễm, mùi hương nồng, giữ cho không gian sống luôn thoáng đãng.
Tập luyện thể thao
Mẹ bầu bị đau đầu 3 tháng cuối nên thực hiện tập thể dục nhẹ nhàng như Yoga, đi bộ hoặc tập hít thở. Bởi điều này sẽ giúp cải thiện sức khỏe và giảm đau đầu.
Ganola Mum thức uống dinh dưỡng kết hợp tinh tế của 9 loại hạt quý giá như hạnh nhân, sachi, hạt sen, gạo lứt, hạt diêm mạch, hạt kê, yến mạch, hạt óc chó, hạt hồ trăn. Mỗi hạt mang đến nguồn dinh dưỡng đa dạng, tạo nên lựa chọn an toàn và lành mạnh cho phụ nữ trong thời kỳ thai nghén.
Thức uống Ganola Mum giúp thai nhi phát triển toàn diện về trí não, thể chất, đảm bảo an toàn và lành tính. Bổ sung canxi, sắt dồi dào, không gây tác động tiêu cực như táo bón hay nổi mụn. Hạn chế tình trạng đau đầu của mẹ bầu, tạo nên trải nghiệm dinh dưỡng hoàn hảo cho mọi bà mẹ. Ganola Mum, sự lựa chọn thông thái cho hành trình thai kỳ an lành.
>> Xem thêm:
- Nguyên nhân khiến mẹ bầu ho nhiều và cách điều trị tại nhà
- Bà bầu thèm ngọt, nguyên nhân và cách kiểm soát tại nhà
Kết Luận
Qua đây chúng ta hiểu rằng vấn đề mẹ bầu bị nhức đầu là điều bình thường, nhưng nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường kèm theo, bà bầu nên thăm khám bác sĩ. Để giải quyết việc này chính xác, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.