Tình trạng mất ngủ ở các bà mẹ mang thai là hiện tượng bất kỳ người nào cũng gặp phải. Vậy mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi? Tình trạng này kéo dài khiến các mẹ bầu luôn trong tình trạng uể oải và mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp cải thiện để mẹ bầu khỏe mạnh hơn sẽ có trong những chia sẻ dưới đây.
Nội dung
ToggleHiện tượng mẹ bầu mất ngủ khi mang thai là gì?
Mẹ bầu khó ngủ là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Biểu hiện của chứng khó ngủ đó là: mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ, không duy trì được giấc ngủ lâu và sâu, ngủ chập chờn, thời gian ngủ ít và khi thức dậy cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, không sảng khoái.
Tình trạng mẹ bầu mất ngủ thường xảy ra ở phụ nữ mang thai giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp mẹ bầu bị mất ngủ trong suốt cả quá trình mang thai. Tình trạng này kéo dài có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của con.
Chứng khó ngủ khiến cơ thể mẹ bầu luôn mệt mỏi, chán nản, thiếu năng lượng. Điều này tác động trực tiếp vào việc ăn uống và sinh hoạt của mẹ bầu. Bà bầu sẽ cảm thấy chán ăn và không ngon miệng. Khiến cơ thể bị sụt cân và thiếu chất dinh dưỡng. Từ đó việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển là điều khó khăn.
Bên cạnh đó, tình trạng mẹ bầu mất ngủ kéo dài sẽ sinh ra tâm lý lo lắng và bất an. Bà bầu sẽ hay cáu gắt, khó chịu hơn, đôi khi là bị trầm cảm trước và sau sinh. Việc tâm lý người mẹ bất ổn ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi, nhiều trường hợp con sinh ra cũng mang tính cách hay cáu gắt và quấy khóc.
Nguyên nhân mẹ bầu mất ngủ trong quá trình thai kỳ
Tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Đặc biệt là mẹ bầu đến giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, khi thai đã lớn. Dưới đây là những chia sẻ cụ thể để mọi người biết được lý do tại sao mẹ bầu mất ngủ.
Đi tiểu nhiều lần trong đêm
Khi mang thai, tất cả các cơ quan trong cơ thể của người mẹ đều phải hoạt động nhiều hơn bình thường để tạo ra dưỡng chất đi nuôi bào thai. Trong đó, thận phải tăng cường làm việc lên đến 30 – 50% để đảm bảo khối lượng lọc máu, điều này khiến hàm lượng ure tăng vọt và bàng quang của mẹ phải chứa nhiều nước tiểu hơn.
Ngoài ra, thai nhi ngày một lớn hơn, khi nằm ngủ bào thai sẽ chèn vào bàng quang khiến cho mẹ bầu luôn cảm thấy khó chịu và phải đi tiểu ngay lập tức. Việc thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu dẫn đến mẹ bầu khó có thể ngủ được lâu và sâu giấc. Đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ.
Tình trạng bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng xảy ra ở hầu hết phụ nữ mang thai. Nguyên nhân gây ra chuột rút thường do cơ thể mẹ bị thiếu hụt canxi trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vì giai đoạn này là lúc thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất nên phải cần một lượng lớn canxi từ mẹ. Việc bị thiếu canxi quá nhiều sẽ khiến cho mẹ bầu thường xuyên bị chuột rút, nhất là ban đêm.
Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân gây ra chuột rút ở bà bầu như: kích thước thai nhi tăng nhanh gây chèn ép các mạch máu trong cơ thể của mẹ, tình trạng mất nước khiến mẹ bầu bị rối loạn điện giải cũng gây nên tình trạng chuột rút,…Chính vì vậy, đây cũng là một nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ.
Ợ hơi và táo bón
Khi bào thai ngày càng lớn, chèn ép lên dạ dày của mẹ khiến thức ăn từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua cho mẹ. Bên cạnh đó, việc thay đổi hormone khi mang bầu khiến hệ tiêu hóa của mẹ bầu trở nên kém hơn. Chính vì vậy thức ăn khi vào cơ thể sẽ lưu lại trong ruột và dạ dày lâu hơn, gây táo bón và khó tiêu cho mẹ. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mẹ bầu khó ngủ.
Ốm nghén
Ốm nghén thai kỳ khiến các bà bầu luôn trong trạng thái khó chịu, buồn nôn. Tình trạng ốm nghén kéo dài khiến mẹ không ăn được gì, tâm lý căng thẳng cũng là nguyên nhân lớn khiến mẹ bầu khó ngủ.
Các vấn đề về hô hấp
Trong quá trình mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến mẹ bầu không thể hít thở được bình thường mà phải thở chậm và sâu. Khi thai nhi càng lớn sẽ càng chèn ép vào cơ hoành khiến việc hít thở càng trở nên khó khăn hơn. Thêm vào đó lúc này nhu cầu oxy tăng cao khiến mẹ phải hít thở sâu và nhiều để lấy đủ lượng oxy, do đó mẹ bầu sẽ cảm thấy bị khó thở. Điều này cũng khiến mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ.
Thai nhi ngày càng phát triển
Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu vất vả nhất. Trong giai đoạn này thai nhi gần như đã lớn và phát triển toàn diện, bé sẽ bắt đầu cựa quậy, đạp, nhào lộn, xoay chuyển trong bụng mẹ. Điều này sẽ khiến mẹ bầu khó ngủ hơn.
Lo lắng và căng thẳng
Tâm lý không tốt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của mẹ. Trong quá trình thai kỳ, hầu hết các mẹ đều mang tâm lý căng thẳng và lo lắng về việc chăm sóc thai nhi. Bên cạnh đó áp lực cuộc sống cũng như áp lực công việc sẽ khiến mẹ bầu phải suy nghĩ nhiều, dẫn đến tình trạng mẹ bầu khó ngủ.
Cách cải thiện tình trạng mẹ bầu khó ngủ như thế nào?
- Buổi tối, mẹ bầu không nên ăn uống quá no và muộn sẽ bị chướng bụng, khó tiêu, nên ăn tối trước khi đi ngủ khoảng 2 – 3 để dạ dày tiêu hóa hết. Đồng thời, mẹ cũng không nên uống nước quá nhiều để hạn chế việc đi tiểu đêm. Nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin B như rau xanh, ngũ cốc để giúp giấc ngủ ngon hơn.
- Trong ngày, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 lần, đồng thời ăn chậm, nhai kỹ để hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Tránh tình trạng bị ợ hơi, ợ chua sẽ khiến mẹ bầu khó ngủ khi mang thai.
- Mẹ có thể sử dụng một số loại thảo dược giúp thư giãn và làm dịu như: táo đỏ, trà tim sen, trà hoa oải hương, trà hoa cúc,…như vậy sẽ giúp tinh thần mẹ thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Bà bầu cần hạn chế uống các chất kích thích thần kinh như cà phê, socola, trà,…sẽ khiến mẹ bầu mất ngủ về đêm.
- Khi đi ngủ, mẹ bầu nên tập nằm nghiêng sang bên trái và gác chân lên cao. Như vậy, sẽ làm giảm áp lực đè của thai nhi lên tĩnh mạch chân, giảm tình trạng phù nề, giúp tuần hoàn máu đến thai nhi tốt hơn.
- Lên một lịch trình ngủ nghỉ hợp lý là điều cần thiết để mẹ bầu có những giấc ngủ ngon. Các mẹ hãy cố gắng đi ngủ sớm và dậy đúng giờ sẽ giúp giảm triệu chứng rối loạn giấc ngủ và điều trị mất ngủ trong quá trình mang thai.
- Có chế độ tập luyện nhẹ nhàng, hợp lý sẽ giúp mẹ bầu lưu thông khí huyết, giảm tâm lý áp lực và lo lắng trong quá trình mang thai. Từ đó giấc ngủ của mẹ sẽ được cải thiện hơn.
- Trước khi đi ngủ buổi tối, mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp thư giãn như ngâm chân với nước ấm. Điều này sẽ giúp cơ thể thoải mái, giúp mẹ sẽ đi vào giấc ngủ hơn.
- Trong chế độ ăn hàng ngày, cần bổ sung đủ muối và canxi sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng bị chuột rút, tránh bị tỉnh giấc về đêm sẽ khiến mẹ bầu mất ngủ.
- Trước khi đi ngủ, mẹ bầu tránh sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, tivi,… Việc sử dụng những thiết bị điện tử có sóng này sẽ khiến cho não bộ không được thư giãn và rất khó dứt ra để đi ngủ.
Câu hỏi thường gặp về tình trạng mẹ bầu khó ngủ
Mất ngủ có phải là tình trạng do mang thai quá sớm không? Câu trả lời là có. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy thai phụ mang thai sớm. Bên cạnh việc mất ngủ, các mẹ bầu có thể gặp phải những vấn đề khác như: buồn nôn, đau ngực, đau lưng,…
Mất ngủ khi đang trong giai đoạn cuối thai kỳ có phải là dấu hiệu chuyển dạ sớm? Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ là hoàn toàn bình thường trước khi chuyển dạ. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự bài tiết oxytocin, làm cho mẹ bầu khó ngủ, đôi khi nó còn gây ra những triệu chứng khác như ho, đau lưng, đi tiểu đêm.
Tiêu chuẩn giấc ngủ ở bà bầu là mấy tiếng? Tối thiểu bà bầu nên ngủ đủ 8 tiếng vào ban đêm để các cơ quan trong cơ thể làm việc đạt công suất và có thể phục hồi vào ngày hôm sau. Nếu mẹ bầu ngủ dưới 6 tiếng một ngày sẽ làm tăng nguy cơ sinh mổ, vì vậy mẹ cần bổ sung thêm ngủ trưa để bù lại.
Thức uống dinh dưỡng từ hạt Ganola Mum là thức uống tuyệt vời kết hợp giữa nguồn dinh dưỡng dồi dào và hương vị tuyệt vời. Được chiết xuất từ 9 loại hạt “vàng” cùng hệ dinh dưỡng Multi + giúp mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, thai nhi phát triển một cách toàn diện.
Bên cạnh đó, Ganola Mum còn chứa đường Isomalt được lấy từ củ cải đường giúp mẹ kiểm soát được cân nặng và tránh tình trạng tiểu đường trong quá trình mang thai. Mẹ bầu hãy bổ sung dinh dưỡng từ Ganola Mum ngay hôm nay để giúp mẹ khỏe, con ngoan.
>>Xem thêm
- Những thực phẩm gây sảy thai cho bà bầu và biện pháp phòng tránh
- Mẹ bầu xì hơi nhiều có sao không? Giải pháp khắc phục là gì?
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu chúng tôi cung cấp cho các mẹ bầu để giải đáp câu hỏi mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ hiểu được nguyên nhân tại sao mất ngủ trong thai kỳ và giải pháp là gì. Chúc các mẹ có một sức khỏe đầy đủ và thai nhi phát triển khỏe mạnh.