Nhiều chị em là tín đồ của cà phê thì lúc có bầu cũng thường đặt ra câu hỏi liệu Mẹ bầu uống cà phê sữa được không? với câu hỏi này, các chuyên gia vẫn khuyên rằng cà phê không thực sự phù hợp với mẹ bầu. Bởi trong cà phê sẽ có thành phần caffein và đây là một chất không tốt đối với cơ thể. Vậy câu trả lời là gì, sử dụng cà phê sữa liệu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Nội dung
ToggleThành phần có trong cà phê sữa
Mẹ bầu uống cà phê sữa được không – Để mẹ bầu trả lời được câu hỏi này thì trước hết cần hiểu được các thành phần có trong cà phê sữa gồm những gì. Thông thường, Mỗi tách cà phê đen không đường (270g) cung cấp:
- Lượng calo: 1
- Chất béo: 0g
- Natri: 6mg
- Carbohydrate: 0g
- Chất xơ: 0g
- Đường: 0g
- Chất đạm: 0,3g
Mẹ bầu uống cà phê sữa được không?
Hiện nay có khá nhiều chị em đưa ra thắc mắc “Mẹ bầu uống cà phê sữa được không?”. Đối với hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng thì mẹ bầu sử dụng cà phê sữa trong thời kỳ mang thai là không nên. Tuy nhiên, theo khoa học thì vẫn cho rằng nếu mẹ bầu sử dụng một hàm lượng cà phê nhỏ thì cũng không quá ảnh hưởng đến thai nhi.
Theo một số nghiên cứu cho rằng, khi mẹ bầu uống khoảng 1 tách cà phê mỗi ngày thì đến cuối ngày cũng đào thải hết ra ngoài và điều này không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu uống nhiều quá thì đây thực sự không phải là điều tốt. Bởi trong cà phê, hàm lượng caffein rất cao nên khi vào trong máu và cơ thể của người mẹ cũng gây ảnh hưởng phần nào.
Ảnh hưởng của cà phê tới mẹ bầu?
Sau khi trả lời được câu hỏi Mẹ bầu uống cà phê sữa được không thì nhiều chị em cũng đặt ra thêm thắc mắc. Vậy liệu khi mẹ bầu uống cafe quá mức thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Việc nạp quá nhiều cafein vào cơ thể của một mẹ bầu sẽ đào thải hết nước và canxi ra ngoài. Vậy nên việc cơ thể có quá nhiều cafein sẽ ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi như sau:
- Mẹ bầu thường uống cà phê cũng sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn hoặc khó chịu ở hệ tiêu hoá.
- Ngoài ra, cafein cũng là một chất gây cản trở cơ thể mẹ bầu hấp thụ sắt, vitamin và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
- Một số nghiên cứu còn chỉ ra, nếu phụ nữ mang thai uống nhiều cà phê sẽ dẫn đến nguy cơ đái tháo đường thai kỳ.
Tăng huyết áp và mất ngủ
Khi sử dụng cafein nhiều mẹ bầu sẽ có nguy cơ tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim và gây nên sự căng thẳng, mất ngủ ảnh thưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Với cà phê sữa, nếu sử dụng không đúng cách mẹ bầu sẽ làm tác động đến chuyển hóa giống adrenaline, đây là một loại hormone làm cho mẹ bầu thêm Stress và giảm máu khi nuôi thai nhi.
Thúc đẩy sinh non, sảy thai
Việc tiêu thụ nhiều cafein cũng khiến mẹ bầu bị mất nước, đây là một chất lợi tiểu quan trọng. Vì thế, khi mẹ bầu uống cà phê quá mức cho phép cũng là một yếu tố khiến em bé bị sinh ra nhẹ cân và tăng nguy cơ sảy thai cao. Đây cũng là chất làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của thai nhi. Thậm chí, nghiêm trọng hơn là nếu sử dụng cafein liên tục cũng làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai lưu.
Làm giảm chất lượng nhau thai
Một nghiên cứu cũng đưa ra rằng, nếu phụ nữ mang thai sử dụng quá nhiều Cafein cũng là nguyên do dẫn đến làm giảm chất lượng nhau thai nghiêm trọng. Khi hiện tượng này xuất hiện thì việc giữ được thai đủ ngày đủ tháng là rất khó và mẹ bầu dễ dẫn đến sinh non.
Tăng các triệu chứng ốm nghén
Mẹ bầu thường uống cà phê cũng sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn hoặc khó chịu ở hệ tiêu hoá. Đây là những biểu hiện làm mẹ bầu ốm nghén nhiều hơn và mệt mỏi. Vì thế, không nên uống quá nhiều cafein trong thời kỳ mang thai nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Tăng nguy cơ dị tật thai nhi
Với cafein có những hoạt chất không tốt cho cơ thể nên mẹ bầu tiêu thụ không đúng cách cũng dẫn đến nguy cơ dị tật thai nhi. Vì thế, nếu muốn em bé của bạn phát triển khỏe mạnh nhất không dị tật thì hãy hạn chế việc tiêu thụ cafein quá nhiều mỗi ngày.
Bà bầu nên uống cà phê như thế nào để an toàn?
Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu nên hạn chế lượng cà phê tiêu thụ. Các chuyên gia thường khuyến cáo rằng một lượng cà phê dưới 200mg mỗi ngày là an toàn cho thai kỳ. Điều này tương đương với khoảng 1 tách cà phê phin hoặc 1/12 đến 1/15 tách cà phê espresso.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể chọn một số cách làm giảm lượng cafein để trong một tách cà phê như sau:
- Chọn cà phê đen thường chứa ít cafein hơn so với các loại cà phê pha chế có thêm đường và sữa.
- Giảm số lượng tách cà phê mỗi ngày để giảm tổng lượng cafein tiêu thụ.
- Có thể pha loãng cà phê để tiêu thụ ít hơn lượng cà phê thay vì mẹ bầu uống quá đặc sẽ chứa nhiều liều lượng Cafein hơn.
Giải pháp hạn chế uống cà phê cho bà bầu
Câu trả lời của mẹ bầu uống cà phê sữa được không là có thể uống nhưng không nên uống quá nhiều. Sau đây là một số giải pháp giúp mẹ bầu hạn chế cà phê như sau:
- Các mẹ nên học thói quen thay thế tách cafe buổi sáng bằng một cốc nước ấm. Việc này không chỉ mang lại sự dễ chịu mà còn giúp thích nghi nhanh chóng với thay đổi tích cực.
- Nếu bạn yêu thích cafe vì cảm giác hưng phấn, thì thay thế bằng bài tập nhẹ để tăng cường lưu thông máu, có lợi cho mẹ bầu và thai nhi.
- Đối với những người thích vị ngọt của cafe, có thể thay thế bằng nước ép rau củ hoặc trái cây. Những loại nước ép này không chỉ ngon miệng mà còn bổ sung dưỡng chất quan trọng cho mẹ bầu.
- Một số mẹ bầu trước đó thường uống cà phê khi rảnh rỗi hãy thử đổi thói quen thành thực hiện các sở thích khác như nghe nhạc, xem phim, đọc sách, đi dạo, hoặc trò chuyện với người thân và bạn bè.
Bên cạnh việc chú ý các đồ ăn, thức uống trong thời kỳ mang thai thì mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm các loại thức uống dinh dưỡng từ hạt, điển hình là Ganola Mum. Đây là một loại thức uống được đánh giá tốt nhất cho mẹ bầu và giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh.
Lợi ích của Ganola Mum có thể thấy rõ nhất hiện nay:
- Tổng hợp từ 9 loại hạt giàu chất xơ gồm: hạnh nhân, sachi, hạt sen, yến mạch, hạt óc chó, hạt dẻ cười, gạo lứt, hạt diêm mạch và hạt kê. Từ đó, cung cấp protein và chất béo lành mạnh, giúp cung cấp năng lượng và duy trì sức khỏe cho mẹ bầu.
- Hệ dưỡng chất Multi+: Giúp bổ sung toàn diện các chất như: Aquamin F giúp cung cấp Canxi và Magie, hỗ trợ phát triển chiều cao, xương, răng và tóc của em bé, đồng thời ngăn chặn nguy cơ loãng xương cho mẹ bầu.
- Đường Isomalt: Loại đường được chiết xuất từ củ cải đường giúp đảm bảo một thai kỳ phát triển khoẻ mạnh, không gây béo phì, hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ,… bởi đây là loại đường ăn kiêng chuyên dụng.
- Chứa đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất quan trọng giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao của mẹ trong suốt giai đoạn mang thai.
>> Xem thêm:
- Bầu 7 tháng em bé đạp nhiều có sao không? Nguyên nhân là gì?
- Mẹ bầu cần bổ sung bao nhiêu sắt mỗi ngày khi mang thai?
Toàn bộ những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp giải đáp một số thắc mắc liên quan đến việc mẹ bầu uống cà phê sữa được không. Tuy nhiên, mẹ bầu cần nhớ phải chế sử dụng cafein tối đa và nếu cần thiết, chú ý đến lượng cafein không nên vượt quá 200mg mỗi ngày để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.