5/5 - (1 bình chọn)

Ốm nghén là hiện tượng phải trải qua của hầu hết các mẹ bầu trong giai đoạn đầu mang thai. Những triệu chứng mà chúng ta thường xuyên bắt gặp đó là buồn nôn, nôn mửa khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu và rất khó để ăn ngon miệng. Vậy ốm nghén ở phụ nữ mang thai là gì? Bài viết dưới đây của Ganola Mum sẽ giải đáp cho bạn hiểu rõ hơn.

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén khi mang thai là tình trạng mẹ bầu luôn cảm thấy buồn nôn ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Các triệu chứng thường đi kèm đó là mất ngủ, nôn, đầy hơi, khó chịu,…Tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của mỗi bà bầu khác nhau mà mức độ nghén cũng khác nhau. Dựa vào các triệu chứng và mức độ nghén ở các thai phụ mà nghén được chia ra thành 2 loại:

  • Cơn nghén thông thường: Có đến 80% thai phụ nằm trong trường hợp nghén thông thường. Ở tình trạng này, thai phụ chỉ nôn ói ở mức độ ít hoặc vừa phải, các cơn nôn ói không diễn ra nhiều, dạ dày vẫn giữ được thức ăn. Vậy nên sản phụ sẽ ít mệt mỏi và cơ thể không bị thay đổi quá nhiều. Chỉ cần qua 12 tuần đầu của thai kỳ thì tình trạng này sẽ hết.
  • Cơn nghén nặng: Theo thống kê, có rất ít thai phụ gặp phải tình trạng này. Cơn nghén nặng là bà bầu nôn ói với mức độ trầm trọng và tần suất liên tục. Mỗi lần nôn thức ăn sẽ bị tống ra ngoài hết. Tình trạng này kéo dài khiến sản phụ không thể ăn được gì, dẫn đến cơ thể bị sút cân, suy nhược và luôn bị mệt mỏi. Ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
Ốm nghén
Ốm nghén là hiện tượng bình thường trong quá trình mang thai

Biểu hiện ốm nghén thường gặp

Các triệu chứng ốm nghén thường xuất hiện vào buổi sáng sớm, sau khi thức dậy. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị nghén vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, kể cả khi đang ngủ.

Các triệu chứng nghén khi mang thai thường gặp bao gồm:

  • Buồn nôn: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ốm nghén. Buồn nôn có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng, thậm chí là nôn ói.
  • Nôn: Nôn là triệu chứng nặng hơn của buồn nôn. Nôn có thể xảy ra nhiều lần trong ngày, khiến thai phụ bị mất nước, mất cân bằng điện giải và suy nhược cơ thể.
  • Chán ăn: Thai phụ bị nghén khi mang thai thường cảm thấy chán ăn, không có cảm giác thèm ăn.
  • Mệt mỏi: Thai phụ bị ốm nghén thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng.
  • Nhạy cảm với mùi: Thai phụ bị ốm nghén thường nhạy cảm với mùi, thậm chí chỉ cần ngửi thấy một mùi hương nhẹ cũng có thể khiến họ buồn nôn, nôn ói.
  • Thay đổi khẩu vị: Thai phụ bị nghén khi mang thai có thể thay đổi khẩu vị, thèm ăn những món ăn lạ hoặc không thích ăn những món ăn mà trước đây họ rất thích.

Nhìn chung, mức độ ốm nghén của mỗi người là khác nhau. Một số bà bầu không có triệu chứng gì, nhưng cũng có người bị nghén khi mang thai dữ dội kéo dài cả giai đoạn mang thai.

Nguyên nhân gây ốm nghén ở bà bầu trong quá trình thai kỳ?

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ốm nghén vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, nghén khi mang thai có thể do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ khi mang thai. Cụ thể, sự gia tăng của hormone hCG (Human Chorionic Gonadotropin) và hormone progesterone được cho là có liên quan đến tình trạng ốm nghén.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần gây ốm nghén, bao gồm:

  • Di truyền: Nếu mẹ bầu hoặc người thân trong gia đình bị ốm nghén thì nguy cơ bị nghén khi mang thai của thai phụ cũng cao hơn.
  • Tuổi tác: Nguy cơ bị nghén cao hơn ở những phụ nữ mang thai lần đầu và phụ nữ mang thai ở độ tuổi 20-30.
  • Chế độ ăn uống: Những phụ nữ mang thai có chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin B6, folate, sắt… có nguy cơ bị nghén cao hơn.
  • Mức độ căng thẳng: Căng thẳng, lo lắng cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nghén khi mang thai.

Nhìn chung, nguyên nhân gây ốm nghén phụ thuộc vào từng cơ địa của từng người. Do đó, bà bầu cần chú ý quan sát cơ thể để có cách phòng tránh và điều trị phù hợp.

Ốm nghén
Ốm nghén ở phụ nữ mang thai do rất nhiều nguyên nhân gây ra

Mẹ bầu nôn nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Có rất nhiều mẹ bầu lo lắng liệu nôn nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng ốm nghén khi mang thai là một dấu hiệu tốt, điều này chứng tỏ thai đang phát triển tốt, việc nôn ói bình thường không ảnh hưởng quá nhiều đến thai nhi vì vậy mẹ bầu không cần phải quá lo lắng.

Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi hay không còn phụ thuộc vào mức độ ốm nghén của người mẹ. Theo nghiên cứu, nếu người mẹ không ốm nghén, ốm nghén ở mức độ nhẹ hoặc mức độ bình thường thì việc nôn ói không hề ảnh hưởng đến thai nhi. Đối với những sản phụ có tình trạng nghén còn tốt hơn so với những sản phụ không bị nghén.

Tuy nhiên nếu người mẹ nằm trong dạng ốm nghén nặng, tức là ngày nôn quá 5 lần mà mỗi lần đều ra hết thức ăn sẽ có ảnh hưởng đến thai nhi. Khi mẹ nôn quá nhiều gây ra những tình trạng cơ thể bị suy nhược, không ăn được, không có chất dinh dưỡng để đi nuôi cơ thể và thai nhi.

Thêm vào đó, nếu mẹ nôn mửa quá nhiều sẽ khiến cơ thể mất nước và chất điện giải. Tình trạng này kéo dài sẽ có khả năng cao con bị sinh non hoặc con sinh ra bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân. Vì thế, nếu mẹ bầu nào gặp tình trạng ốm nghén nặng cần đi gặp bác sĩ ngay để tìm phương án giải quyết kịp thời.

Ốm nghén
Nôn mửa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi

Các biện pháp kiểm soát nghén khi mang thai

Để mẹ bầu thực sự khỏe mạnh thì nên có những biện pháp để kiểm soát khi bị ốm nghén. Các phương pháp như sau:

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Mẹ bầu không nên làm những việc quá sức. Nên để cơ thể được thư giãn thoải mái và nghỉ ngơi. Bà bầu không nên thức quá khuya và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử.

Sử dụng thuốc để hỗ trợ ốm nghén

Nôn nhiều khiến mẹ bầu biếng ăn và sụt cân, mất nước và điện giải. Lúc này mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để xin tư vấn sử dụng thuốc. Những loại thuốc điều trị ốm nghén sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên mẹ bầu nên tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Thiết lập lại chế độ ăn uống

Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 5-6 bữa, không nên ăn dồn quá nhiều thức ăn trong cùng một lúc. Mẹ bầu nên uống đủ nước, dùng thêm vitamin tổng hợp. Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt, vitamin C để chống nôn.

Ốm nghén
Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp vitamin C

Có chế độ tập luyện hợp lý

Chế độ tập luyện hợp lý cũng là một biện pháp giảm ốm nghén hiệu quả. Mẹ bầu có thể chọn các bài luyện tập như yoga, đi bộ, hít thở để tinh thần được thoải mái và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Nên có biện pháp giải tỏa tâm lý

Tâm lý thoải mái là việc rất quan trọng, chính vì vậy bà bầu cần dành nhiều thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ bầu không nên tạo tâm lý quá căng thẳng và áp lực sẽ không tốt cho sức khỏe.

ốm nghén
Thức uống dinh dưỡng từ hạt Ganola Mum

Thức uống dinh dưỡng từ hạt Ganola Mum bổ sung đầy đầy chất dinh dưỡng từ 9 loại hạt vàng. Thức uống vừa giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh mà còn hỗ trợ phát triển trí thông minh và thị giác của con. Ngoài ra Ganola Mum còn chứa đường Isomalt từ củ cải đường giúp mẹ bầu phòng ngừa được nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Ganola Mum chứa hệ dinh dưỡng Multi + với DHA, Acid Folic, Aquamin và 29 loại vitamin cùng khoáng chất khác nhau, giúp thai nhi phát triển toàn diện. Mẹ bầu hãy sử dụng Ganola Mum ngay hôm nay để mẹ và con được khỏe mạnh trong suốt quá trình thai kỳ.

> Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ cho bạn đọc về nguyên nhân phụ nữ bị ốm nghén khi mang thai và các biện pháp kiểm soát cơn nghén. Sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình thai kỳ là quan trọng nhất ảnh hưởng rất nhiều đến em bé trước và sau khi sinh ra. Chúc các mẹ bầu có những kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và thai nhi.