5/5 - (1 bình chọn)

Hành trình mang thai khiến người phụ nữ phải đối mặt với nhiều thay đổi đáng kể trong cơ thể. Trọng lượng tăng nhanh, tâm lý nhạy cảm và cảm giác ốm nghén là những vấn đề mà mẹ đầu luôn phải trải qua. Vậy nguyên nhân do đầu khiến mẹ bầu đau lưng trong suốt quá trình mang thai và cách giảm bớt cơn đau cụ thể ra sao? Nội dung sau đây, Ganola Mum sẽ giải đáp chi tiết, giúp bạn đọc hiểu hơn về chủ đề này.  

Những biểu hiện của mẹ bầu đau lưng 3 tháng giữa

Trong quá trình mang thai, hầu hết các chị em đều phải trải qua tình trạng bà bầu bị đau lưng 3 tháng giữa. Dù được xem như một phần không thể thiếu của thai kỳ, nhưng cơn đau này cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của mẹ bầu:

  • Mẹ bầu bị đau lưng thường xuất hiện ở vùng cột sống thắt lưng, với nhiều mẹ bầu trải qua cảm giác đau nhức liên tục ở vùng hông và xương cùng. Đây là sự thay đổi trong trọng lượng cơ thể, thói quen đi lại khi mang thai.
  • Một dạng phổ biến đau thắt lưng xảy ra do thay đổi trọng tâm cơ thể khiến thắt lưng chịu áp lực lớn. Đối với những chị em phụ mang thai, việc thay đổi thường xuyên tư thế, không ngồi hay đứng quá lâu sẽ giảm bớt áp lực này. 
Mẹ bầu bị đau lưng thường xuất hiện ở vùng cột sống thắt lưng
  • Đau xương chậu là tình trạng hay xảy ra khiến mẹ bầu 4 tháng đau lưng, dẫn đến việc không dễ dàng khi vận động, tăng nguy cơ gặp khó khăn trong việc bước lên cầu thang.
  • Phụ nữ vào giai đoạn bầu 5 tháng bị đau lưng và triệu chứng sẽ đau buốt hơn ở mấy tháng cuối thai kỳ. Nếu mẹ bầu cảm nhận cơn đau xuất hiện tăng cường và thường xuyên, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy bé sẽ sớm chào đời.

Vì đâu dẫn đến tình trạng đau lưng của mẹ bầu?

Hiểu rõ nguyên nhân khiến mẹ bầu đau lưng 3 tháng giữa sẽ giúp chị em phụ nữ tự tin hơn khi đối mặt với tình trạng này. Suốt quá trình mang thai mỗi người phụ nữ đều sẽ trải qua nhiều thay đổi. Một số lý do nổi bật khiến tình trạng đau lưng ở mẹ bầu nặng hơn, như sau:

Do thiếu canxi

Giai đoạn giữa và cuối thai kỳ là thời điểm quan trọng, khi thai nhi phát triển hệ xương khớp. Do đó khi mẹ bầu đau lưng nặng hơn vào thời điểm này là dấu hiệu của việc thiếu canxi. Ngoài đau lưng, tình trạng thiếu canxi còn có thể gây ra căng cơ, khiến cho mẹ bầu phải đối mặt với nhiều khó khăn.

  • Cải thiện tình trạng thiếu canxi ở mẹ bầu bằng cách bổ sung cho bà bầu nguồn dinh dưỡng cần thiết như Ganola Mum – thức uống dinh dưỡng từ hạt hoàn hảo cho mẹ bầu. Sự kết hợp tuyệt vời giữa hương vị phong phú và nguồn dưỡng chất đa dạng từ 9 loại hạt. Ganola Mum là thức uống ngon miệng, nguồn bổ sung quan trọng cho phát triển thai nhi. 
Ganola Mum- thức uống dinh dưỡng từ hạt hoàn hảo dành cho mẹ bầu
  • Được tạo ra từ 9 loại hạt quý như gạo lứt, hạt diêm mạch, hạt kê, hạnh nhân, sachi, hạt sen, yến mạch, hạt óc chó, hạt hồ trăn. Cùng hệ dưỡng chất Multi + bao gồm axit folic, vitamin, DHA, Aquamin F, khoáng chất cần thiết. Ganola Mum hỗ trợ mẹ bầu từng bước trên hành trình mang thai.
  • Hệ thống axit folic trong Ganola Mum giúp hình thành một hệ thần kinh khỏe mạnh cho thai nhi. DHA có tác động tích cực đối với trí thông minh, thị giác của mẹ và bé. Aquamin F cung cấp Canxi, Magie hỗ trợ phát triển chiều cao, xương, răng, tóc cho em bé, phòng ngừa tình trạng loãng xương của mẹ bầu. 

Ngoài việc mang lại lợi ích dinh dưỡng to lớn, Ganola Mum còn chinh phục người sử dụng bởi hương vị thơm ngon, dễ uống. Tạo nên lựa chọn tuyệt vời cho những người đang tìm kiếm sự kết hợp hoàn hảo giữa dinh dưỡng và hương vị đặc biệt.

Thay đổi hormone

Thời kỳ mang thai, hormone relaxin được sản xuất để giúp khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Sự giãn nở này làm cho các cơ cùng dây chằng ở vùng lưng trở nên căng trước thời gian, tạo cảm giác đau lưng, căng cơ.

Triệu chứng mẹ bầu đau lưng sẽ thuyên giảm sau khi sinh em bé

Tăng cân

Do sự phát triển của thai nhi với việc tăng cân của mẹ bầu tạo áp lực lớn lên cột sống và khung xương chậu. Từ đó gây ra tình trạng khiến mẹ bầu đau lưng, mệt mỏi.

Động thai

Nếu mẹ bị đau lưng kèm theo các triệu chứng như ra huyết nâu, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng, mỏi mệt, có thể là dấu hiệu của động thai. Trong trường hợp này, cần đến thăm khám bác sĩ để đánh giá và điều trị kịp thời. 

Thay đổi tư thế

Trọng tâm cơ thể thay đổi khi thai kỳ phát triển, khiến cột sống thắt lưng phải thay đổi để cân bằng. Thói quen ngả về phía sau, ngồi bệt hoặc chống tay vào lưng cũng là nguyên nhân khiến vùng lưng chịu áp lực lớn, gây tình trạng bầu 4 tháng đau lưng.

Căng thẳng

Cơ thể chúng ta là một hệ thống phức tạp, khi cảm xúc căng thẳng xâm chiếm, những cơ bắp trong cơ thể không có cơ hội thư giãn hay phục hồi. Tình trạng căng cứng kéo dài sẽ làm cơ bắp mệt mỏi, tạo điều kiện cho mẹ bầu 4 tháng bị đau lưng nặng hơn. 

Mẹ bầu đau lưng, đau thần kinh tọa trong suốt quá trình mang thai

Đau thần kinh tọa

Cơn đau lưng liên quan đến chứng đau thần kinh tọa, nơi cảm giác đau nhói xuất hiện từ phía mông lan ra phía sau một bên chân. Nguyên nhân có thể đến từ việc giảm chức năng các dây chằng vùng lưng và xương chậu, vấn đề thường gặp ở mẹ bầu.

Cơ vùng bụng yếu đi

Những cơ vùng bụng không chỉ chịu sức ép khi mẹ bầu nằm sấp, mà còn phải linh hoạt co giãn khi mẹ gập người lại. Trong quá trình mang thai, việc thai nhi phát triển lớn dần làm cho các cơ trở nên yếu ớt, bị kéo giãn quá cỡ, gây đau đớn không nhỏ cho mẹ bầu.  

Vị trí của thai nhi

Vào cuối thai kỳ, thai nhi đạt đến cân nặng tối đa, tạo thêm áp lực lên cơ bắp của mẹ. Nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng ngược lại với lưng mẹ, điều này có thể là nguyên nhân gây sức ép đặc biệt lên vùng xương lưng, làm mẹ bầu đau lưng nặng hơn.

Bí quyết giúp hạn chế việc mẹ bầu bị đau lưng

Với quãng thời gian mang thai, ngoài việc mẹ bầu đau lưng thì cảm giác mệt mỏi, khó khăn trong việc di chuyển là điều không thể tránh khỏi. Cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày của bà bầu. Để giảm bớt cảm giác khó chịu, một số mẹo hữu ích sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua tình trạng đau mỏi lưng khi mang thai.

Tư thế ngủ hợp lý sẽ giúp giảm tình trạng mẹ bầu đau lưng

Tư thế ngủ và đệm phù hợp 

Nếu bạn muốn tránh những tác động tiêu cực đến cột sống, tư thế ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Mẹ bầu nên nằm nghiêng một bên nhằm giảm áp lực lên lưng. Sự hỗ trợ từ gối dành riêng cho phụ nữ mang thai. Hay chiếc nệm êm ái thoải mái có thể làm cho giấc ngủ bà bầu trở nên dễ dàng hơn. 

Chọn giày dép

Khi mang thai nên sử dụng giày thấp và có đế bằng sẽ giúp di chuyển dễ dàng, bảo vệ an toàn cho thai nhi. Hạn chế nguy cơ đau mỏi lưng, mang lại sự thoải mái trong mọi hoạt động. 

Bổ sung canxi

Bác sĩ thường khuyến khích mẹ bầu tăng cường bổ sung canxi để cơ thể trở nên chắc khỏe và linh hoạt hơn. Canxi được bổ sung thông qua thực phẩm hàng ngày hoặc từ các loại thực phẩm chức năng hay thức uống dinh dưỡng Ganola Mum kết hợp 9 loại hạt. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo bạn đang bổ sung đủ canxi theo đúng cách!

>> Xem thêm: 

Kết Luận

Đau lưng khi mang thai là một vấn đề không xa lạ, nhưng với một số bí quyết được chúng tôi cập nhật trên đây, chắc chắn sẽ giảm tình trạng việc mẹ bầu đau lưng. Những biện pháp như thay đổi tư thế ngủ, bổ sung canxi hay chọn giày dép phù hợp sẽ giúp mẹ bầu giảm đau lưng và thoải mái hơn.