5/5 - (1 bình chọn)

Giấc ngủ ngon là điều quan trọng nhất đối với bà bầu, nhưng trong quá trình mang thai, mẹ bầu thức khuya, khó chìm vào giấc rất thường gặp. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào sẽ được Ganola Mum chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân vì sao bà bầu thức khuya

Khi thai nhi bắt đầu lớn dần thì mẹ bầu bước vào giai đoạn khó ngủ và thường xuyên thức khuya. Các nguyên nhân chủ yếu nhất khiến mẹ bầu thức khuya như sau:

  • Khi mang thai, một ngày mẹ bầu sẽ phải ăn rất nhiều loại thức ăn khác nhau. Nhưng hệ tiêu hóa lại kém đi khiến mẹ bầu luôn trong tình trạng khó tiêu. Điều này làm mẹ bầu không thể ngủ ngon giấc và ngày nào cũng thức khuya. 
  • Thai nhi ngày càng lớn gây chèn ép các cơ quan như dạ dày, tim mạch, hô hấp. Thai nhi ép cơ hoành sẽ khiến cho mẹ bầu khó thở hơn lúc bình thường, vì vậy mẹ luôn phải lấy hơi để hít thật sâu. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến bà bầu thức khuya.
  • Bụng to khiến cho mẹ bầu không thể nằm ngửa mà chỉ nằm nghiêng hai bên. Mỗi lần muốn thay đổi tư thế nằm đều phải chật vật, chính vì vậy giấc ngủ của mẹ bầu luôn không được ngon và chập chờn.
  • Trong quá trình mang thai, tất cả các cơ quan trong cơ thể mẹ bầu đều phải làm việc nhiều hơn bình thường. Điều này làm hàm lượng ure tăng bọt khiến bàng quang phải chứa nhiều nước tiểu. Việc đi tiểu đêm quá nhiều lần cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ.
  • Tâm lý không được tốt cũng là vấn đề lớn khiến mẹ bầu thức khuya. Áp lực về kiến thức thai kỳ, ngoài ra còn các vấn đề về gia đình, công việc, chồng con,… Điều này cũng là nguyên nhân khiến bà bầu thức khuya.
mẹ bầu thức khuya
Mẹ bầu thường bị thức khuya trong quá trình thai kỳ

Khi mang thai mẹ bầu thức khuya có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Một giấc ngủ ngon và tiêu chuẩn là phải ngủ đủ 8 tiếng, thì cơ thể mới có thể hồi phục năng lượng và sẵn sàng cho ngày mới nhiều năng lượng để làm việc. Việc bà bầu thức khuya ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý, ngày nào cũng trong tình trạng thiếu ngủ và ì ạch sẽ khiến bà bầu không có sức lực để làm bất kỳ việc gì.

Mẹ bầu bị thiếu ngủ liên tục trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến cả giấc ngủ sau này. Khi sinh con xong mẹ bầu lại tiếp tục phải thay đổi đồng hồ sinh học để thích nghi với giờ giấc của bé, dẫn tới tình trạng mẹ bầu bị rối loạn giấc ngủ. Từ đó gây ra nhiều vấn đề về tâm lý cho mẹ bầu.

Nếu bà bầu thức khuya nhiều, thời gian ngủ ít sẽ làm mất năng lượng, tâm lý bị ảnh hưởng nhiều. Đặc biệt bà bầu thiếu ngủ có thể bị trầm cảm trước và sau khi sinh em bé. Tính tình thay đổi, trở nên cáu gắt hơn với tất cả mọi người xung quanh, ảnh hưởng đến quá trình nuôi dạy con trẻ.

mẹ bầu thức khuya
Mẹ bầu thức khuya thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe

Bà bầu thức khuya ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Vấn đề thiếu ngủ thường xuyên không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người mẹ mà còn tác động không tốt đến thai nhi trong bụng.

Trẻ dễ bị thiếu máu

Theo khoa học thì khoảng thời gian từ 23h đến 3h sáng sẽ là thời gian tim làm việc để tạo ra hồng cầu nuôi cơ thể. Nếu trong khoảng thời gian này mẹ bầu không ngủ sâu sẽ làm quá trình này diễn ra chậm hơn. Do đó thai nhi trong bụng có nguy cơ sẽ bị thiếu máu.

Trẻ bị chậm phát triển

Thai nhi trong bụng mẹ sẽ hoàn thiện các chức năng và phát triển não mạnh mẽ nhất từ tuần thứ 24 trở đi. Nếu thời gian này mẹ bầu thức khuya, giấc ngủ không đủ làm quá trình trao đổi chất diễn ra chậm lại sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của bé.

mẹ bầu thức khuya
Mẹ bầu thức khuya khiến trẻ chậm phát triển

Biện pháp khắc phục tình trạng thức khuya của bà bầu

Để cải thiện tình trạng bà bầu thức khuya thì cần phải thay đổi cả thói quen ăn uống lẫn thói quen sinh hoạt thường ngày để hỗ trợ cho giấc ngủ của mẹ bầu được tốt hơn. Các biện pháp như sau:

Cải thiện chế độ ăn uống của mẹ bầu

Bà bầu không nên ăn uống nhiều vào buổi tối. Tốt nhất nên ăn tối cách thời gian đi ngủ tầm 2-3 tiếng để dạ dày tiêu hóa hết thức ăn.

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt. Không uống trà, cà phê, socola vào buổi tối sẽ gây tình trạng khó ngủ và khiến mẹ bầu thức khuya.

Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh, củ quả và tăng cường bổ sung nhiều vitamin B như ngũ cốc cũng giúp hỗ trợ cho giấc ngủ rất nhiều

mẹ bầu thức khuya
Mẹ bầu nên ăn uống khoa học để cải thiện giấc ngủ

Thay đổi chế độ sinh hoạt của mẹ bầu

Tư thế nằm ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ của mẹ. Để có tư thế ngủ thoải mái nhất, bác sĩ khuyên mẹ bầu khi ngủ nên nằm nghiêng về bên trái, uốn cong đầu gối và gác chân lên cao. Tư thế này giúp giảm áp lực đè của bào thai, làm gia tăng lượng máu cho tim, hạn chế phù nề,…

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý mẹ bầu cũng nên lên một chế độ sinh hoạt phù hợp. Tránh làm việc quá sức, nên vận động nhẹ nhàng hàng ngày, ngủ nghỉ khoa học và giữ cho tinh thần của mình được thoải mái nhất. Tránh để tâm lý trở nên căng thẳng khiến mẹ bầu thức khuya.

mẹ bầu thức khuya
Thay đổi chế độ sinh hoạt để cải thiện giấc ngủ

Thư giãn trước khi đi ngủ

Việc thư giãn trước khi đi ngủ cũng là một biện pháp hiệu quả để mẹ bầu có được giấc ngủ ngon. Thư giãn giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, áp lực sau ngày dài làm việc. Trước khi đi ngủ, mẹ có thể ngâm chân với nước ấm để giúp cơ thể thoải mái và ngủ ngon hơn.

Tham gia liệu trình tại spa

Khi thai ngày một lớn, thì cơ thể mẹ bầu luôn trong tình trạng đau lưng, nhức mỏi. Chính vì vậy, các bà bầu có thể tham gia một số liệu trình massage ở các cơ sở spa hoặc tại nhà. Điều này giúp các mẹ được thư giãn, xương khớp đỡ đau nhức khiến chất lượng giấc ngủ được tốt hơn.

Mẹ bầu thức khuya
Thức uống dinh dưỡng từ hạt Ganola Mum

Thức uống dinh dưỡng từ hạt Ganola Mum có chứa đường Isomalt từ củ cải đường hỗ trợ mẹ bầu phòng ngừa bị tăng cân và tiểu đường thai kỳ. Thức uống được chiết xuất từ 9 loại hạt “vàng” cùng hệ dinh dưỡng Multi +, bổ sung Aquamin F, Acid Folic, DHA và 29 loại Vitamin, khoáng chất hỗ trợ thai nhi phát triển tốt trong quá trình thai kỳ. Mẹ bầu hãy bổ sung Ganola Mum ngay hôm nay để mẹ khỏe, con khỏe nhé!

> Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và các biện pháp để giúp mẹ bầu thức khuya có thể cải thiện được giấc ngủ của mình tốt hơn. Chúc các mẹ bầu có được những kiến thức bổ ích để cả mẹ và thai nhi đều phát triển khỏe mạnh.